Giỏ hàng

Welcome to Supplyvn

Cho thuê dây chuyền tự động hoá sản xuất và đóng gói

( 0 đánh giá )

Liên hệ

Số lượng:

Vốn đầu tư 0đ trong suốt quá trình thành lập dự án , Doanh nghiệp chỉ cần trả lương hằng tháng cho hệ thống của mình.

- Hình thức cho thuê có tặng lại khi kết thúc hợp đồng

- Hệ thống dây chuyền tự động hoá mới 100%

- Cam kết 24h có mặt xử lý sự cố

- Hồ sơ thủ tục đơn giản

Nhập thông tin để được tư vấn

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và Dây chuyền sản xuất tự động hoá

1.Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì và đã làm thay đổi công nghiệp sản xuất như thế nào ?

- Trước tiên phải nói đến, trong cuộc cách mạng kỹ thuật số là cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 đã tồn tại trong nền công nghiệp thế giới từ thế kỷ 20, đánh dấu bước chuyển mình ngoạn ngục của nền công nghiệp trong cách sản xuất và vận hành. Thời đại này đã phát triển ứng dụng các công nghệ dẫn xuất, logic kỹ thuật số, chip mạch,…Nó không chỉ tạo ra internet, dữ liệu di động mà còn mở ra một kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên công nghệ thông tin.

- Và tiếp theo đây, Cuộc cách mạng 4.0, bắt đầu từ thế kỷ 21 là sự tiếp nối - tổng hợp của ba cuộc cách mạng mạnh mẽ trong công nghiệp trước đó. Là sự kết hợp của nhiều công nghệ số hóa và thông minh như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning), dữ liệu lớn (big data), và tự động hóa được ứng dụng tất cả vào nền công nghiệp ở hầu hết các ngành nghề, tạo ra những phương thức sản xuất và quản lý hoàn toàn mới.

- Dưới sự tác động tích cực của công nghiệp 4.0, các nhà máy thông minh dần dần hình thành trên toàn thế giới. Dây chuyền sản xuất tự động, tối ưu hoá quá trình sản xuất là minh chứng rõ ràng nhất cho tác động của nền công nghiệp hiện đại này.

2. Sự liên kết giữa Dây chuyền tự động hoá và công nghệ 4.0

- Tự động hoá là một yếu tốt cốt lõi chuyển đổi công nghệ 4.0 để tạo nên một nhà máy thông minh, ta cần một dây chuyền sản xuất tự động được tính hợp các tính năng IoT, AI và Big Data cùng hoạt động một cách đồng bộ, để tạo ta một quy trình sản xuất tự tối ưu hoá. Cả dãy hệ thống này sẽ có khả năng tự động điều chỉnh quy trình sản xuất dựa trên dữ liệu thực tế, phát hiện và giải quyết các vấn đề không cần sự can thiệp của con người.

(Ví dụ, trong một dây chuyền sản xuất thông minh, các cảm biến IoT có thể thu thập dữ liệu về trạng thái của máy móc và quy trình sản xuất, sau đó gửi dữ liệu này đến các hệ thống AI để phân tích và đưa ra quyết định tự động. Nếu một máy móc gặp sự cố, hệ thống tự động có thể điều chỉnh các hoạt động khác để tránh gián đoạn sản xuất hoặc thậm chí tự động lên lịch bảo trì trước khi sự cố xảy ra.)

3.Lợi ích và những thách thức của việc chuyển đổi Dây chuyền sản xuất tự động hoá

- Lợi ích lớn nhất mà các Doanh nghiệp đạt được đó chính là tối ưu năng suất, giảm thiểu thời gian “chết” và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì các hệ thống tự động hoá có thể hoạt động 24/7 mà không cần nghỉ ngơi, tích hợp với công nghệ 4.0 có thể nâng cao chất lượng và độ chính xác của sản phẩm, giảm sai số thấp nhất có thể cho dây chuyền sản xuất.

- Chuyển đổi dây chuyền tự động hóa thông minh còn giúp giảm thiểu lãng phí tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các hệ thống tự động có khả năng điều chỉnh chính xác lượng nguyên liệu sử dụng và quản lý năng lượng hiệu quả hơn, từ đó giảm lượng khí thải và rác thải công nghiệp cũng như tiết kiệm chi phí vật tư nguyên liệu cho Doanh nghiệp .

- Việc sử dụng tự động hóa và các công nghệ Công nghiệp 4.0 còn giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu. Với khả năng sản xuất linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng, các doanh nghiệp có thể giữ vững vị thế của mình trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Song song đó, bất cập về việc triển khai tự động hóa trong bối cảnh Công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức.

- Đầu tiên, chi phí đầu tư ban đầu cho các hệ thống tự động hóa và công nghệ Công nghiệp 4.0 là rất lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị tài chính kỹ lưỡng. 

- Quá trình chuyển đổi từ các hệ thống truyền thống sang tự động hóa thông minh có thể gặp khó khăn do thiếu hụt nhân lực có kỹ năng cao. Doanh nghiệp cần đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để có thể vận hành và bảo trì các hệ thống mới một cách hiệu quả.

- Sự phức tạp của các hệ thống tự động hóa và Công nghiệp 4.0 đòi hỏi một sự quản lý và điều phối chặt chẽ để đảm bảo rằng tất cả các thành phần hoạt động một cách đồng bộ và hiệu quả. Nếu không được quản lý tốt, các hệ thống này có thể trở nên kém hiệu quả hoặc thậm chí gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong quá trình sản xuất.

4.Giải pháp tối ưu để giải quyết “Bài toán kinh tế” cho chuỗi Dây chuyền tự động hoá của Doanh nghiệp

- Với thị trường biến đổi liên tục như hiện nay, việc các Doanh nghiệp phải bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư chuỗi dây chuyền tự động hoá là một điều khá khó khăn.

- Hiểu được điều đó, chúng tôi mang đến giải pháp cho thuê - có tặng lại - dây chuyền sản xuất tự động hoá được thiết kế theo từng nhu cầu và ngành nghề của mỗi Doanh nghiệp.

- Hệ thống dây chuyền và robot hiện đại được tích hợp với nhau, tạo nên một chuỗi sản xuất liên kết hoàn chỉnh theo từng giai đoạn. Với hồ sơ thủ tục đơn giản, xuyên suốt quá trình luôn được công khai minh bạch đôi bên, và được bảo trợ đội ngũ luật sư tại Viện hỗ trợ pháp lý và chiến lược Rambon.

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Hãy liên hệ SUPPLIER để được hỗ trợ thêm : 

LIÊN HỆ TƯ VẤN NGAY 

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Cho thuê dây chuyền tự động hoá sản xuất và đóng gói

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Safetyman
Bullard
Longdar
COV
SSEDA
3M
Bảo Bình
Thùy Dương
Kukje
Novax
Yotsugi
Vicadi
Honeywell
Stop
Jogger
Asia
Sorbent
ADELA
HANS
Blue Eagle
BOSCH
MAKITA
INGCO
Double Shield
Klauke
Safetyware
Hioki
Kyoritsu
Hastings
King's